Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 17 cá nhân thuộc Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh
Sáng nay, 7.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM).Theo nội dung vụ kiện, sau khi NSƯT Vũ Linh qua đời, tháng 6.2023, bà Võ Thị Hồng Nhung khởi kiện, tranh chấp thừa kế với bà Võ Thị Hồng Loan, yêu cầu tòa án tuyên hủy văn bản và giấy tờ khai nhận di sản thừa kế của bà Loan đối với nhà đất tại địa chỉ 5 Đoàn Thị Điểm (Q.Phú Nhuận) và 2 quyền sử dụng đất tại P.Linh Trung (TP.Thủ Đức).Ngoài ra, bà Nhung yêu cầu tuyên xác định toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nguyên đơn cũng yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Ngược lại, tại tòa, bị đơn Võ Thị Hồng Loan trình bày, đã cung cấp các tài liệu chứng cứ đầy đủ cho tòa án để chứng minh mình là hàng thừa kế thứ nhất và là con hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh. Bị đơn yêu cầu nguyên đơn và con ruột của nguyên đơn di dời toàn bộ tài sản ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Tại phần xét hỏi, trả lời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhung về việc bà Hồng Loan là con ruột hay con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa hề nói tôi là con nuôi".Bà Loan trình bày, khi bà được 3 tháng tuổi thì được ông Trần Quốc Thanh (bạn của cố nghệ sĩ Vũ Linh) mang về nhà mẹ của cố nghệ sĩ nuôi dưỡng. Do cha của bà thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc.Quá trình chung sống, giữa bà và cha không xảy ra mâu thuẫn gì. Năm 17 tuổi bà đi lấy chồng và về nhà chồng sinh sống, thỉnh thoảng ghé lại nhà người cha ở.Năm 2017, cha bà bị bệnh và sau đó trở nặng. Ông mất vào tháng 3.2023. Tang lễ của ông được bà và người trong gia đình tổ chức, lo liệu. Lý do bà kê khai di sản thừa kế do bắt nguồn từ việc sau khi cha bà mất, bà Lê Thị Hồng Phượng (con gái bà Nhung) đã lên truyền thông để nói bà Loan là con nuôi. Đồng thời, tại cuộc họp của gia đình, bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà.Về phía nguyên đơn, bà Võ Thị Hồng Nhung cho rằng, bà Loan không phải con nuôi của anh mình. Năm 1987, sau khi được ông Thanh mang về, mẹ bà là người nuôi chăm sóc Loan. Sau khi mẹ bà mất, bà là người phụ nữ duy nhất nên đã cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Loan.Bà Nhung khẳng định, anh mình chưa bao giờ đi làm thủ tục nhận Loan làm con nuôi. Bởi thời điểm năm 1992, anh bà đang ở đỉnh cao sự nghiệp thường xuyên đi diễn không có thời gian đi làm các thủ tục, giấy tờ đó. Do đó, di sản của anh bà để lại không có hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ có bà và người em trai là hàng thừa kế thứ 2.Theo bà Nhung, bà Loan nhiều lần làm anh trai đau buồn, đuổi ra khỏi nhà khiến bà là người phải đứng ra hàn gắn tình cảm giữa nghệ sĩ Vũ Linh và bà Loan. Trước đây bà cũng rất yêu thương Loan không có bất cứ mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, từ sau khi anh trai mất, bà Loan đối xử "tàn nhẫn" với mẹ con bà, đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà, nên buộc lòng bà phải nhờ pháp luật can thiệp.Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện UBND Q.Phú Nhuận cho biết theo quy định, khi đăng ký khai sinh và giao nhận con nuôi quá hạn thì thuộc thẩm quyền của quận. Về hồ sơ gốc đến nay không còn lưu trữ, do cơ sở vật chất xuống cấp, địa điểm trụ sở được chuyển nhiều nơi... nên các giấy tờ không còn lưu trữ. Song, phía UBND Q.Phú Nhuận khẳng định thêm "giấy tờ làm là hợp pháp có giá trị".Được triệu tập đến tòa, đại diện văn phòng công chứng cho biết, thời điểm tiếp nhận hồ sơ của bà Hồng Loan, cơ quan này có đi xác minh tại UBND quận, được biết ông Linh không có kết hôn. Về phía Hồng Loan, họ không nhận được thông tin bà là con nuôi của của cố nghệ sĩ. Hơn nữa, đối với việc khai di sản thừa kế không phân biệt con nuôi và con ruột nên họ đã thực hiện các thủ tục theo yêu cầu.Phiên tòa chiều nay tiếp tục...Theo diễn biến vụ kiện, ban đầu, TAND Q.Phú Nhuận thụ lý giải quyết. Sau đó, bà Nhung bổ sung yêu cầu khởi kiện là đề nghị tòa hủy giấy tờ liên quan đến nhân thân của Hồng Loan gồm: giấy giao nhận việc nuôi con nuôi do UBND Q.Phú Nhuận cấp ngày 21.3.1992 và giấy khai sinh cấp cùng ngày cho bà Võ Thị Hồng Loan. Đây là yêu cầu đặc biệt, thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.Quá trình tòa thụ lý giải quyết, bà Nhung yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Trong buổi công khai chứng cứ và hòa giải, tòa công bố kết luận giám định. Theo đó, cơ quan giám định kết luận không đủ cơ sở xác định chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của cố nghệ sĩ trên các tài liệu mẫu so sánh, có phải là cùng một người ký ra hay không.Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời ngày 5.3.2023, sau thời gian điều trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi. Ở thập niên 1990, nghệ sĩ Vũ Linh kết hợp với Tài Linh, trở thành đôi nghệ sĩ "thanh mai trúc mã", được đông đảo khán giả ngưỡng mộ. Họ cùng nhau ghi dấu trong các vở Xử án Bàng Quý Phi (Tống Nhơn Tôn và Bàng Quý Phi), Trảm Trịnh Ân (Triệu Khuông Dẫn và Hàn Tố Mai), Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ (Tiết Ứng Luông và Thần Nữ), Thái Tử Đan giả gái (Thái Tử Đan và Vũ Tuyết Nương).Nhìn lại Iraq 20 năm sau cuộc chiến do Mỹ phát động
Chung kết Cuộc thi Greenwich Vietnam Flashmob 2025 - TP.HCM đã diễn ra đầy sôi động tại Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương, số 2 Hồ Xuân Hương, P.6, Q.3, TP.HCM ngày 19.1 vừa qua. Cuộc thi quy tụ sự tham gia của 17 đội thi đến từ 17 trường THPT trên địa bàn thành phố với số lượng thí sinh tham dự lên đến gần 500 bạn học sinh. Sự kiện cũng thu hút hơn 800 khán giả cổ vũ trực tiếp cùng gần 6.000 khán giả theo dõi trên nền tảng trực tuyến. Đây là năm thứ 2 Greenwich Việt Nam tổ chức cuộc thi nhảy đồng diễn dành cho các bạn học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM.Greenwich Vietnam Flashmob không chỉ sân chơi giải trí mà còn là cơ hội để các bạn sinh thể hiện tinh thần đoàn kết, khả năng sáng tạo và đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển bản thân.Chia sẻ tại Chung kết cuộc thi, thầy Nguyễn Nhựt Tân - Giám đốc Greenwich Việt Nam cho biết:"Học sinh THPT, nhất là các bạn ở TP.HCM rất năng động, sáng tạo và giỏi giang. Chúng tôi hy vọng cuộc thi này là cơ hội cho các bạn thể hiện cá tính và rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Đó cũng chính là sứ mệnh đào tạo của Greenwich Việt Nam".Đặc biệt, sự hiện diện của Ban Giám khảo quyền lực gồm những nghệ sĩ và chuyên gia hàng đầu đã khẳng định tính chuyên nghiệp của cuộc thi. Đáng chú ý trong lĩnh vực biểu diễn, cuộc thi có sự tham gia của Kiện tướng Dancesport Khánh Thi và Biên đạo Đặng Quân với vai trò là ban giám khảo. Ngoài ra, đại diện đơn vị tổ chức có sự tham gia chấm giải của giảng viên Greenwich Việt Nam cơ sở TP.HCM - thầy Kamran Souresrafil.Chung cuộc, đội HILA CREW đến từ Trường THPT Tân Phong đã xuất sắc giành được ngôi vị Quán quân cuộc thi với giải thưởng trị giá 20.000.000 đồng và Cúp vàng danh giá.Với màn trình không kém phần ấn tượng, đội thi Đen Crew đến từ Trường THPT Nguyễn Hiền giữ vị trí Á quân, mang về giải thưởng 12.000.000 đồng và Cúp bạc. Đứng ở vị trí Quý quân, đội thi COBRA DANCE TEAM đến từ Trường THPT Thanh Đa cũng nhận được phần thưởng trị giá 8.000.000 đồng và Cúp đồng. Giải Khuyến khích, trị giá 3.000.000 đồng mỗi giải được trao cho đội GVG Crew đến từ Trường THPT Gò Vấp và đội SeaHorse Crew đến từ Trường THPT Lý Thường Kiệt.Đội TEAM FLAMES đến từ Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã xuất sắc giành chiến thắng giải "Tôi ấn tượng" với lượt bình chọn cao nhất cho video tập luyện của mình trên Fanpage cuộc thi. Cùng với đó, "Giải cổ động" trị giá 2.000.000 thuộc về cổ động viên Trường THPT Phú Nhuận.Trong khuôn khổ sự kiện, Greenwich Việt Nam đã trao tặng học bổng danh giá cho những học sinh xuất sắc, dựa trên điểm tổng kết học tập và kết quả Ielts. Đại diện nhà trường thầy Nguyễn Nhựt Tân - Giám đốc Greenwich Việt Nam và thầy Trần Minh Phăng - Trưởng ban Tuyển sinh nhà trường đã trực tiếp trao học bổng cho các bạn thí sinh. Giá trị học bổng trao cho các trường THPT được tính theo tổng giá trị học bổng của từng thành viên trong đội. Đây là điểm nổi bật chỉ có tại Vòng Chung kết Greenwich Vietnam Flashmob 2025, đó không chỉ là hoạt động tôn vinh những tài năng trẻ mà còn tạo động lực mạnh mẽ, khích lệ các học sinh có thành tích tốt trong học tập tiếp tục phấn đấu.Greenwich Việt Nam là chương trình liên kết đào tạo giữa Đại học Greenwich, Anh Quốc và Trường đại học FPT, Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức chuyên môn, Greenwich Việt Nam còn chú trọng trang bị các kỹ năng mềm thiết yếu, giúp sinh viên sau khi ra trường tự tin hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện trong việc nhà trường triển khai chương trình Global Personal Competency (GPC) - chương trình Năng lực cá nhân toàn cầu. Chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho sinh viên Việt Nam theo học chương trình đại học của Anh Quốc, nhằm trang bị cho sinh viên 10 bộ kỹ năng toàn diện bên cạnh năng lực tiếng Anh như: lãnh đạo, làm việc nhóm, sáng tạo và giao tiếp hiệu quả. Những kỹ năng này không chỉ giúp học sinh thành công trong môi trường học thuật mà còn mở ra cánh cửa để các em trải nghiệm thực tế, phát triển cá nhân, sức khỏe tinh thần, thể chất và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình trở thành công dân toàn cầu năng động. Đây cũng chính là tinh thần mà Greenwich Việt Nam gửi gắm đến các bạn học sinh THPT thông qua Greenwich Vietnam Flashmob 2025.
Nội thất tái chế - cách đón năm mới với năng lượng tích cực, hữu ích nhất
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
Trong nước, giá xăng dầu bán lẻ theo bảng giá công bố của Petrolimex hôm nay (1.4) tại vùng 2 (46 tỉnh thành đang áp dụng) như sau: xăng RON 95-V 25.720 đồng/lít, xăng RON 95-III 25.300 đồng/lít, xăng E5 RON92 24.090 đồng/lít, dầu diesel 21.100 - 21.740 đồng/lít, dầu hỏa 21.280 đồng/lít...
Vết thương khó lành được ví như ‘dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới’
"Tôi chỉ muốn xác nhận rằng trong vài tuần qua, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà tôi đã được lên kế hoạch", ông Hun Sen nói trong lễ khánh thành một tòa nhà trường học ở tỉnh Kandal, thuộc miền nam Campuchia, và bài phát biểu của ông được Đài TVK phát trực tiếp, theo Tân Hoa xã.Ông Hun Sen, cũng là chủ tịch của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, cho hay một trong những kẻ chủ mưu đã bị bắt ở tỉnh Takeo, cũng thuộc miền nam Campuchia.Ông Hun Sen còn nói rằng lực lượng an ninh đã ngăn chặn âm mưu tấn công bằng UAV nói trên sau khi ông nhận được một tin nhắn thoại bí mật về âm mưu này."Hãy cảnh giác, kế hoạch tấn công dinh thự tại Takhmao của tôi bằng máy bay không người lái là có thật. Những kẻ dính líu phải nhớ điều này và biến khỏi Takeo. Việc ủng hộ một cuộc tấn công như thế đe dọa đến an ninh quốc gia', ông Hun Sen phát biểu, theo cổng thông tin Fresh News. "Đây là một hành động khủng bố và tôi muốn kêu gọi người nước ngoài hãy thận trọng, kiềm chế không ủng hộ các hoạt động khủng bố. Người nước ngoài không được can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia", ông Hun Sen nhấn mạnh nhưng không nói rõ chi tiết.Ông Hun Sen (73 tuổi) đã trở thành chủ tịch Thượng viện Campuchia kể từ tháng 4.2024 sau khi từ chức thủ tướng Campuchia vào tháng 8.2023, chuyển giao quyền lực cho con trai cả là ông Hun Manet, theo Tân Hoa xã.